Gối ngải cứu không chỉ là sản phẩm chăm sóc giấc ngủ toàn vẹn mà còn hỗ trợ giảm đau nhức cơ thể hiệu quả. Với nhiều công dụng nổi bật, gối ngải cứu là giải pháp tự nhiên lành mạnh cho bạn và người thân yêu trên hành trình chăm sóc sức khỏe lâu dài. Cùng Hana đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin thú vị về chiếc gối thảo dược độc đáo này nhé!
Gối ngải cứu là gì?
Khái niệm
Gối ngải cứu là gì?
Gối ngải cứu với chất liệu chính là cây ngải cứu, thường được biết đến với những lá mảnh màu xanh nhạt và có mùi thơm đặc trưng. Cây ngải cứu thường được sử dụng trong y học cổ truyền với những công dụng nổi bật như an thần, giảm đau nhức, hỗ trợ tiêu hóa,…
Đối với giấc ngủ, gối ngải cứu không chỉ giúp bạn giải quyết tình trạng đau mỏi mà còn hỗ trợ an thần, thư giãn và ngủ ngon hơn. Gối thảo dược ngải cứu thích hợp với người đang bị các vấn đề về đau nhức, căng cơ và những ai đang bị thiếu ngủ, khó vào giấc.
Cấu tạo
Cấu tạo ruột gối ngải cứu
Ruột gối ngải cứu được tạo ra bằng cách kết hợp cây và lá ngải cứu, cùng một số loại thảo mộc khác như hoa cúc, hoa oải hương, lá bạc hà,… Những thành phần này đều được chọn lọc và sản xuất theo quy trình khép kín nhằm đem đến sự an tâm và bảo vệ sức khỏe người dùng.
Bên cạnh đó, vì được sản xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên nên gối thảo dược ngải cứu có mùi hương rất đặc trưng. Hương thơm này sẽ giúp bạn thư giãn, dễ ngủ và ngon giấc hơn.
Câu chuyện thú vị về tác dụng của ngải cứu đối với giấc ngủ
Câu chuyện thú vị về tác dụng của ngải cứu đối với giấc ngủ
Công dụng của ngải cứu đối với giấc ngủ và sức khỏe đã được chứng minh qua nhiều bài nghiên cứu cũng như trải nghiệm thật sự của nhiều người trên khắp thế giới. Tiêu biểu là chia sẻ từ bà Melissa Szaro, một nhà thảo dược học người Mỹ.
Trong một lần đi cắm trại tại rừng quốc gia Gifford-Pinchot, nhóm nghiên cứu của Melissa Szaro đã ngủ trong lều với nhiều lá ngải cứu xung quanh, gối đầu bằng lá ngải cứu và có một trải nghiệm giấc ngủ thật sự tuyệt vời. Bà chia sẻ rằng bà đã có những giấc mơ sống động, mọi giác quan trong mơ đều trở nên rõ ràng từ việc cảm nhận làn gió hay chuyển động nhẹ nhàng từ lá cây. Điều này làm cho nhà thảo dược học vô cùng phấn khởi và bà quyết định thu hoạch ngải cứu để làm nghiên cứu cho dự án của mình.
Và chuyến đi này cũng là sự khởi đầu cho hành trình cải thiện giấc ngủ từ cây ngải cứu của bà. Đồng thời, câu chuyện này cũng nói lên tác dụng tuyệt vời của ngải cứu trong việc ứng dụng vào sản xuất gối ngủ.
Tác dụng của gối ngải cứu
Tác dụng của gối ngải cứu
Theo nghiên cứu Andrew (2015) trong cuốn Nhà giả kim giấc mơ có nói rằng, ngải cứu giúp bạn nâng cao nhận thức về giấc mơ, tăng xúc cảm và nâng cao trạng thái ý thức trong mơ hơn. Ngoài ra, gối ngải cứu còn có những tác dụng cụ thể sau đây:
Giảm đau nhức cơ thể: Sau khi làm nóng và đặt gối ngải cứu ở vị trí đang đau nhức, gối có thể tác động trực tiếp lên các huyệt đạo giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, tê bì chân tay, đau lưng.
Hỗ trợ an thần: Nhờ mùi hương tự nhiên, dễ chịu và tác dụng tuần hoàn máu hiệu quả của gối ngải cứu, bạn có thể xóa bỏ tình trạng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi dễ dàng.
Ngủ ngon hơn: Sử dụng gối lá ngải cứu đặt bên dưới gối nằm sẽ giúp bạn thư giãn tối đa, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ và có tác dụng rõ ràng nhất với những ai hay bị mất ngủ, khó vào giấc.
Thư giãn vùng mắt hiệu quả: Bạn có thể đặt gối ngải cứu lên mắt để được thư giãn hoàn toàn, lưu thông khí huyết và giúp mắt dễ chịu hơn tức thì.
Cách sử dụng gối ngải cứu
Cách sử dụng gối ngải cứu
Bạn có thể sử dụng gối ngải cứu đặt bên dưới gối nằm nếu chỉ đơn giản là muốn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, với những công dụng giảm đau, an thần, lưu thông khí huyết thì bạn cần thực hiện đầy đủ hướng dẫn sử dụng để gối đem lại hiệu quả rõ ràng nhất. Hana xin chia sẻ đến bạn các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Gối ngải cứu dùng lò vi sóng
Làm nóng gối ngải cứu bằng lò vi sóng: Bạn cho gối ngải cứu vào lò vi sóng, chỉnh nhiệt độ cao nhất với thời gian từ 30 – 40 giây để gối nóng hoàn toàn.
Làm nóng gối ngải cứu bằng nồi: Bạn cần xịt một ít nước sạch vào nồi trước khi cho gối vào bên trong, hoặc đun cách thủy đều được. Bạn nên lựa chọn hâm nóng gối bằng một chiếc nồi có đáy dày để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gối. Sau đó, bạn tiến hành bật lửa nhỏ và duy trì từ 2 – 3 phút.
Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ gối ngải cứu
Sau khi lấy gối ngải cứu khỏi lò vi sóng hoặc nồi, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của gối trước khi bắt đầu sử dụng. Nếu gối quá nóng, bạn có thể quấn khăn quanh gối và chườm lên vị trí cơ thể đang bị đau nhức, căng cơ. Bạn có thể tháo khăn ra khi gối nguội bớt, hoặc tiếp tục đun nóng và sử dụng đến khi chỗ bị đau trở nên thoải mái.
Bước 3: Massage vùng bị đau nhức sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng gối lá ngải cứu, bạn nên xoa bóp vị trí đau nhức nhẹ nhàng khoảng 2 phút để máu được tuần hoàn tốt nhất. Bạn cũng nên tiếp tục massage sau khi thức dậy để cảm nhận các cơ được thư giãn và giảm đau nhức hoàn toàn.
Bước 4: Tiếp tục sử dụng
Để cơ thể được giảm đau nhức nhanh nhất, bạn nên duy trì việc chườm nóng gối ngải cứu định kỳ 1-3 lần mỗi ngày. Bạn có thể tiếp tục sử dụng gối đến khi tình trạng đau nhức đã được giải quyết.
Bước 5: Bảo quản gối ngải cứu
Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên đặt gối lá ngải cứu vào túi bóng kín để tránh ẩm mốc và ngăn chặn sự phát sinh của vi khuẩn.
Lưu ý gì để sử dụng gối thảo dược ngải cứu tốt nhất?
Lưu ý gì để sử dụng gối ngải cứu tốt nhất?
Công dụng của gối thảo dược ngải cứu đối với sức khỏe và giấc ngủ là không thể chối cãi. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đem lại tác dụng ngược nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Dưới đây là 4 lưu ý khi sử dụng gối ngải cứu mà Hana gửi đến bạn:
Sau khi chườm nóng gối ngải cứu, bạn cần đợi 20 – 30 phút mới được rửa tay, tắm nước lạnh hoặc đi chân trần lên sàn nhà.
Không chườm gối ngải cứu lên vết thương hở.
Bạn nên ngừng sử dụng gối khi thấy vùng tiếp xúc với gối ngải cứu bị sưng đỏ bất thường.
Gối ngải cứu không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Gối ngải cứu chỉ nên dùng ngoài da, và mỗi người sẽ có tác dụng khác nhau. Bạn nên theo dõi cơ thể mình để biết liều lượng phù hợp cũng như ngừng sử dụng ngay khi thấy hiện tượng bất thường.
Đối tượng sử dụng gối ngải cứu
Đối tượng sử dụng gối ngải cứu
Gối ngải cứu với công dụng chính là giảm thiểu tình trạng đau mỏi, căng cơ, thoái hóa đốt sống cổ, an thần, ngủ ngon,… Sản phẩm là lựa chọn phù hợp cho người già, nhân viên văn phòng, tài xế, vận động viên,… Ngoài ra, nếu như bạn thường có triệu chứng mất ngủ, căng thẳng kéo dài thì gối lá ngải cứu sẽ giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.
Tuy có nhiều công dụng nổi bật, nhưng gối thảo dược ngải cứu sẽ không thích hợp sử dụng với một số đối tượng. Cụ thể như sau:
Phụ nữ đang mang thai.
Người có nhịp tim hơn 90 nhịp/phút.
Người bị dị ứng với cây ngải cứu và các cây thảo mộc khác bên trong ruột gối ngải cứu.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về gối ngải cứu cùng công dụng tuyệt vời của gối. Tác dụng của gối ngải cứu là làm giảm đau nhức và hỗ trợ tuần hoàn máu. Ngoài ra, gối thảo dược ngải cứu còn hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng và đem lại giấc ngủ an lành cho bạn và những người thân yêu.
Nếu cần thêm bất kỳ thông tin về gối lá ngải cứu hoặc những sản phẩm chăn ga gối nệm khác, hãy liên hệ với Hana qua hotline 0769.778.887 hoặc Zalo để được phản hồi và tư vấn nhanh nhất. Hana chúc bạn luôn ngủ ngon, sống khoẻ và bình an.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, nên không được coi là lời khuyên y tế.