Chronotype là gì? 4 Kiểu thời gian sinh học, bạn đã biết mình thuộc nhóm nào?

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cụm từ “chim sâu dậy sớm” và “cú đêm”. Tuy nhiên, theo khoa học thì thời gian sinh học được chia thành bốn loại dựa trên 4 loài động vật khác. Mỗi loại trong số bốn loại thời gian này được xác định bởi các khoảng thời gian năng suất cụ thể, vào các thời điểm khác nhau trong ngày được gọi là chronotype.
Hãy cùng Hana tìm hiểu về các loại thời gian sinh học (chronotype) là gì? Bốn kiểu thời gian chính và lý do tại sao chúng quan trọng đối với hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Chronotype là gì?

giờ sinh học là gì
Giờ sinh học là gì?
Theo nguồn thông tin từ trang Sleep Doctor, thuật ngữ “chronotype” có thể hiểu là nhóm thời gian sinh học, dùng để chỉ sự hiểu biết về bản chất tự nhiên của mỗi người đối với việc nhận thức sự tỉnh táo hoặc buồn ngủ vào các thời điểm cụ thể trong ngày và đêm.
Một số người thức dậy đầy sức sống và sẵn sàng bắt đầu một ngày mới vào mỗi buổi sáng, trong khi những người khác lại cảm thấy tỉnh táo hơn và có hiệu suất cao vào ban đêm. Còn một số người nằm ở phạm vi trung gian giữa hai đặc điểm này.
Thời gian sinh học của bạn gắn với đồng hồ chủ trong não của bạn. Đồng hồ này có trách nhiệm điều chỉnh giấc ngủ và các quy trình cơ bản khác của cơ thể được gọi là nhịp sinh học, phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với ánh sáng.
Ánh sáng ban ngày như một tín hiệu cho cơ thể, có vai trò đánh thức hoặc thúc đẩy sự tỉnh táo. Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng ban ngày, cơ thể sẽ giảm sản xuất melatonin, một loại hormone làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Khi ánh sáng ban ngày dịu dần vào buổi tối, cơ thể sẽ tăng sản xuất melatonin để chuẩn bị cho giấc ngủ.

Tại sao việc hiểu rõ giờ sinh học lại có ý nghĩa quan trọng?

Việc thấu hiểu cách các kiểu thời gian hoạt động có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và tận hưởng ngày mới với năng lượng tốt hơn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí sau khi đã đủ giấc, điều này có thể là dấu hiệu rằng bạn đang không phù hợp với kiểu thời gian sinh học của mình. Và có thể điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của mình dựa trên thời điểm mức năng lượng và cải thiện năng suất làm việc của bạn.

4 Kiểu đồng hồ sinh học giúp bạn nhận diện nhóm giờ sinh học của riêng mình chính xác nhất

Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các loại thời gian sinh học vào những năm 1970. Ban đầu có hai loại kiểu thời gian chính: loại buổi sáng và loại buổi tối. Sau đó, lĩnh vực này đã phát triển hơn và hiện nay nhiều người chấp nhận rằng, mọi người thường rơi vào một trong bốn loại giờ sinh học sau: gấu, sói, sư tử và cá heo. Mỗi kiểu thời gian dựa trên mô hình và thói quen ngủ của loài động vật tương đối, vì vậy hãy cùng tìm hiểu để khám phá xem bạn thuộc kiểu giờ sinh học nào.

Nhóm Gấu (The Bear Chronotype)

Bear Chronotype
Nhóm Gấu (The Bear Chronotype)
Đây là nhóm có thời gian sinh học phổ biến nhất, chiếm 55% dân số. Nhóm gấu hoạt động theo chu kỳ mặt trời và thường không gặp nhiều khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngủ suốt đêm. Buổi sáng là khoảng thời gian năng suất và tỉnh nhất và sẽ cạn kiệt năng lượng hay uể oải vào xế chiều.
Lịch trình lý tưởng của nhóm Gấu là thường thức dậy rất sớm, khoảng 6 – 7 giờ sáng và có năng suất cao nhất là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Bear Chronotype thường chuẩn bị đi ngủ sau 10 – 11 giờ đêm.

Nhóm Sư Tử (The Lion Chronotype)

giờ sinh học nhóm sư tử
Nhóm Sư Tử (The Lion Chronotype)
Khoảng 15% trong số chúng ta có kiểu thời gian Sư Tử. Những người thuộc nhóm Sư Tử thường có xu hướng thức dậy sớm vào khoảng 5-6 giờ sáng. Đây là thời điểm họ cảm thấy mình tỉnh táo đỉnh điểm, tập trung và làm việc hiệu quả nhất. The Lion Chronotype thường cảm thấy mình đạt được nhiều năng lượng nhất khi họ bắt đầu giải quyết các nhiệm vụ hàng ngày trước 12 giờ trưa.
Khi đến đầu giờ chiều, mức năng lượng của họ bắt đầu giảm và cảm thấy mệt mỏi hơn. Do đó, Sư Tử thường thư giãn vào đầu buổi tối và thường đi ngủ không sau 10 giờ tối.

Nhóm Sói (The Wolf Chronotype)

giờ sinh học nhóm soi wolf chronotype
Nhóm Sói (The Wolf Chronotype)
Nếu bạn biết ai đó thường không thích buổi sáng, thì họ thuộc nhóm “sói,” chiếm khoảng 15% dân số. Sói thường tỉnh dậy muộn hơn trong ngày và cảm thấy hiệu quả nhất từ 10 giờ sáng đến khoảng 4 – 5 giờ chiều.
Họ cũng đầy năng lượng vào buổi tối và thường đi ngủ sau nửa đêm hoặc thậm chí là muộn hơn. Điều này làm cho họ thích thúc đẩy công việc hoặc hoạt động vào ban đêm.

Nhóm Cá heo (The Dolphin Chronotype)

chronotype dolphin
Nhóm Cá Heo (The Dolphin Chronotype)
Cá heo là loài vật đặc biệt, trải nghiệm giấc ngủ đơn bán cầu. Một nửa bộ não của chúng đang ngủ và nửa còn lại thức và đang tìm kiếm kẻ săn mồi. Vì vậy, cá heo cũng giống như những người mắc chứng mất ngủ và không bao giờ ngủ yên.
Nhóm Cá Heo chiếm 10% dân số, họ có khả năng cảm thụ âm thanh và ánh sáng nhạy hơn các nhóm khác. Do đó cá heo không thể ngủ dễ dàng và thường có chất lượng giấc ngủ kém. Dolphin Chronotype xem việc ngủ là để nạp lại năng lượng chứ không xem đó là việc cần thiết.
Mặc dù khó ngủ nhưng cá heo là nhóm người rất thông minh và thường có khả năng sáng tạo, đặc biệt vào khoảng thời gian từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối. Khi nguồn cảm hứng ập đến, cá heo có thể tạo ra những đột phá và có khả năng giải quyết thử thách một cách dễ dàng.

Kết luận

Không phải tất cả chúng ta đều thuộc vào cùng một kiểu thời gian sinh học. Việc nhận diện nhóm thời gian sinh học (chronotype) sẽ giúp bạn hiểu thời điểm hoạt động nhiều nhất trong ngày để tối ưu hóa thói quen ngủ và tăng năng suất của bạn. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn nên thiết lập những thói quen tốt, tạo môi trường ngủ phù hợp và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh hàng ngày.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, mang tính chất tham khảo, nên không được coi là lời khuyên y tế.