Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ? Biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Việc ngủ đủ giấc là điều cần thiết với mỗi người để cơ thể tái tạo năng lượng và duy trì một sức khỏe tốt. Nhưng sau một giấc ngủ dài và khi thức dậy vào buổi sáng lại có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, điều này khiến nhiều người cảm thấy bối rối và tò mò về nguyên nhân tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ.

Để biết rõ câu trả lời, hãy cùng Nệm Hana đi tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, và các giải pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đẩy lùi tình trạng buồn ngủ không mong muốn cho một ngày mới luôn tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.

Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ?

ngủ nhiều vẫn buồn ngủ
Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ?

Sau một giấc ngủ dài mà bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và không thể tập trung, khiến nhiều người tự hỏi tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ. Theo một số nghiên cứu, tình trạng ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể:

  • Giấc ngủ không chất lượng: Chất lượng của một giấc ngủ không chỉ thể đánh giá qua thời gian ngủ nhiều hay ít mà nó còn dựa trên nhiều yếu tố khác. Nếu bạn thường trải qua tình trạng như khó ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, thì bạn ngủ nhiều thế nào cơ thể vẫn không thể trải qua giai đoạn ngủ sâu cần thiết để hồi phục, tái tạo năng lượng, từ đó dẫn đến tình trạng luôn mệt mỏi, buồn ngủ và không có tí sức lực nào.
  • Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng: Thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, protein có thể dẫn đến sự suy giảm năng lượng và sự mệt mỏi liên tục, khiến bạn luôn cảm thấy uể oải, buồn ngủ ngay cả sau khi ngủ đủ giấc.
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng và áp lực từ công việc, học tập hoặc cuộc sống cá nhân có thể làm tăng cortisol – hormone căng thẳng. Nếu mức cortisol không giảm khi đến giờ đi ngủ, thì chất lượng giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.
  • Lười vận động: Khi bạn ít vận động có thể làm giảm sự tỉnh táo của cơ thể và tâm trạng tổng thể. Thường xuyên vận động không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu, kích thích sự tỉnh táo, mà còn giúp ngủ ngon hơn. Còn nếu ít hoạt động, cơ thể có thể thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và thậm chí có thể mắc một số bệnh nghiêm trọng như béo phì, tim mạch, trầm cảm,…
  • Bệnh lý: Các bệnh như thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ hơn so với bình thường. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gặp vấn đề về giấc ngủ, từ đó cảm thấy cơ thể luôn không có năng lượng và buồn ngủ. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị vấn đề tâm thần hoặc các vấn đề bệnh lý kéo dài, có thể gây buồn ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì?

ngủ nhiều vẫn buồn ngủ là bệnh gì
Ngủ nhiều vẫn buồn ngủ là bệnh gì?

Việc ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể đó chỉ là một vấn đề về giấc ngủ nhưng cũng có thể liên quan đến một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Dưới đây là một số khả năng:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, thường đi kèm với việc giảm lưu lượng không khí khi ngủ, khiến giấc ngủ bị rối loạn. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày do cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi cực độ, không giảm đi sau khi nghỉ ngơi, có thể đi kèm với giảm sức đề kháng và tâm trạng không ổn định, dẫn đến tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ. Để điều trị nên cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất và có thể sử dụng thuốc dựa vào tình trạng cụ thể.
  • Bệnh suy tuyến giáp: Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hoặc sản xuất quá mức lượng hormone, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn có thể bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, tình trạng tăng cân bất thường và tăng cảm giác lạnh.
  • Thiếu máu: Thiếu máu, đặc biệt là thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi và buồn ngủ. Kiểm tra máu có thể làm sáng tỏ tình trạng và điều trị thường bao gồm bổ sung sắt và điều chỉnh chế độ ăn.
  • Béo phì: Cân nặng thừa tăng áp lực lên cơ bắp và hệ thống tuần hoàn, gây ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, cần điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện tình trạng này.
  • Bệnh tiểu đường: Sự cản trở chuyển hóa đường khiến cơ thể bị thiếu hụt insulin, từ đó có thể tạo ra cảm giác buồn ngủ, cơ thể mất sức.
  • Trầm cảm và lo âu: Cảm giác buồn ngủ có thể là một phản ứng tâm lý đối với bệnh lý  trầm cảm và lo âu trong thời gian dài. Vì vậy, dù bạn ngủ nhiều vẫn cảm thấy không đủ, tạo cho bạn cảm giác mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.

Nếu bạn hoặc ai đó gặp vấn đề này, việc thăm bác sĩ để đánh giá và chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Những biện pháp cải thiện tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ

Cải thiện tình trạng ngủ nhiều những vẫn buồn ngủ
Cải thiện tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ bằng cách ăn uống đầy đủ

Nếu bạn đang gặp vấn đề ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ, để cải thiện tình trạng này có một số biện pháp bạn có thể thử áp dụng ngay dưới đây:

  • Thiết lập lịch trình ngủ đều đặn: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều này giúp điều chỉnh “đồng hồ sinh học” của bạn một cách hiệu quả và cải thiện chất lượng giấc ngủ ngày càng tốt hơn.
  • Hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày: Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, hạn chế thời gian ngủ trưa và tránh ngủ quá lâu vào ban ngày. Bởi có thể việc ngủ quá nhiều vào ban ngày dẫn đến làm giảm khả năng ngủ vào ban đêm, khiến chất lượng giấc ngủ kém đi.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như caffeine và nicotine, đặc biệt là vào buổi tối. Các chất này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm tăng cảm giác buồn ngủ, thiếu tỉnh táo và tập trung vào ban ngày.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, hơn nữa còn có thể nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ.
  • Tạo môi trường ngủ tốt: Một môi trường yên tĩnh, đủ tối và thoải mái có thể tăng khả năng đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu giấc hơn. Đồng thời, lựa chọn chăn ga gối nệm phù hợp từ chất liệu, độ đàn hồi, êm ái, độ thoáng khí và màu sắc để giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu khi nằm và ngủ ngon hơn nhiều.
  • Kiểm soát stress và căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga hoặc tập các động tác thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối: Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ. Đảm bảo duy trì một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dưỡng chất cụ thể các thực phẩm giàu magie, vitamin B1, tryptophan và canxi có thể hỗ trợ quá trình giấc ngủ. 

Thăm khám bác sĩ: Nếu tình trạng buồn ngủ vẫn kéo dài, hãy thăm bác sĩ để kiểm tra có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào gây ra tình trạng này hay không. Các xét nghiệm và đánh giá sức khỏe toàn diện có thể giúp bạn biết tình trạng cụ thể của cơ thể.

Lưu ý: Mỗi người có cơ thể và cơ địa khác nhau, nên có thể cần thử nghiệm và điều chỉnh các biện pháp để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bạn.

Kết luận 

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn đã có được một cái nhìn tổng quan và tìm được câu trả lời cho câu hỏi “tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ”, cũng như các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn để mỗi ngày là một ngày tràn đầy năng lượng và hạnh phúc.

Để thực sự hiểu rõ về tình trạng của mình, hãy luôn lắng nghe cơ thể và theo dõi để phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường và điều trị hiệu quả. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ có kiến thức chuyên sâu và có thể đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể và hiệu quả.