Topper nệm giặt được không? Mách bạn 3 cách giặt topper tại nhà siêu đơn giản

Bạn sẽ làm gì khi thấy topper nệm của mình bắt đầu bám bẩn và đầy bụi bên ngoài? Đừng vội nghĩ đến việc ném nó ngay vào máy giặt! Trong bài viết này, Hana sẽ hướng dẫn bạn cách giặt topper tại nhà với các công cụ phổ biến và các bước đơn giản. Tấm topper của bạn sẽ trở nên sạch sẽ, tinh tươm như mới.

Nệm topper có giặt được không?

Topper nệm giặt được không?
Topper nệm giặt được không?
Topper nệm có thể giặt được. Giống như ga giường, việc vệ sinh nệm topper thường xuyên là điều cần thiết. Mặc dù chúng được bảo vệ bởi tấm ra giường, nhưng sự thật là topper vẫn bị tích tụ mạt bụi và các chất gây dị ứng khác mà bạn không hề biết. Nếu liên tục nằm trên tấm topper bẩn trong khoảng thời gian dài, có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chiu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Giặt topper bằng máy giặt có được không?

Giặt topper bằng máy giặt
Có nên giặt topper bằng máy giặt
Topper có chất liệu cao su, foam, memory foam không nên giặt máy giặt. Vì quá trình giặt công suất lớn có thể làm hỏng các chất liệu như mút hoạt tính và mủ cao su trong topper.
Tuy nhiên, nếu tấm bảo vệ nệm có vỏ bọc nệm có thể tháo rời, thì có thể giặt vỏ được bằng máy. Đối với những loại nệm thay thế bằng len, lông tơ và lông vũ, có thể được giặt bằng máy với chế độ giặt đồ len, nước không quá 30 độ C và chọn vòng quay vắt nhẹ.
Lưu ý: Bạn nên làm theo hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất về việc sử dụng nước lạnh hay nước nóng để giặt nệm topper. Và kiểm tra kỹ thông tin topper làm khô bằng máy sấy có an toàn như phơi khô tự nhiên hay không.

Hướng dẫn cách giặt topper tại nhà

Trước khi bắt đầu làm sạch tấm lót nệm, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau: Máy hút bụi/chổi lông gà, bột giặt, chai xịt rỗng, baking soda, giấm trắng hoặc giấm táo đều được, 2 cái khăn sạc và nước. Sau đó tiến hành với giặt topper nệm tại nhà với 3 bước sau:

Hút bụi

Hút bụi topper
Hút bụi bẩn trên bề mặt topper
Để loại bỏ mạt bụi, mảnh vụn và các chất gây dị ứng khỏi topper nệm, thì sử dụng máy hút bụi cầm tay là lựa chọn tốt nhất. Điều quan trọng là chọn đúng loại máy hút bụi công suất vừa phải để không làm hại đến tấm topper. Bạn có thể dùng chổi lông gà, cọ mềm hoặc máy hút bụi hơi nước thường là hiệu quả nhất trong việc loại bỏ bụi bẩn.
  • Khi bắt đầu quá trình hút bụi, đầu tiên, tháo tấm lót nệm ra khỏi giường, sau đó đặt topper lên một bề mặt phẳng.
  • Kế tiếp, hút bụi trên toàn bộ bề mặt của tấm lót nệm để loại bỏ bụi và mảnh vụn. Lưu ý hút theo đường tròn nhỏ và tập trung ỏ các kẽ hở, để đảm bảo loại bỏ toàn bộ bụi và mảnh vụn. Khi đã hoàn thành một mặt, lật mặt còn lại và tiếp tục quá trình hút bụi.
  • Nếu sử dụng máy hút bụi có sử dụng nước, hãy để phần trên khô hoàn toàn trước khi đặt lại topper vào nệm để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của sản phẩm.

Làm sạch bề mặt

Giặt topper với baking soda
Giặt topper với baking soda
Có một số cách để loại bỏ vết bẩn, tùy thuộc vào vết bẩn là gì và liệu nó có bám chặt hay không. Baking soda là một thành phần phổ biến để loại bỏ vết bẩn và hoạt động như một chất khử mùi tự nhiên.
  • Chỉ cần pha loãng một phần baking soda với nước lạnh, bỏ vào bình xịt rỗng.
  • Xịt lên vùng cần vệ sinh hoặc có vết ố. Dùng khăn khô, nhẹ nhàng chà hỗn hợp và để yên trong 30 phút đến một giờ.
  • Sau đó, lau sạch dung dịch bằng khăn giấy hoặc chiếc khăn khô có thấm nước, lau cho đến khi khu vực đó sạch sẽ trở lại.
  • Nếu tấm lót nệm của bạn tiếp tục phát ra mùi lạ, bạn chỉ cần rắc baking soda trực tiếp lên nó và để qua đêm, sẽ có kết quả tốt nhất. Ngày hôm sau, hút bụi phần trên bề mặt để loại bỏ các hạt baking soda.

Phơi khô

Phơi khô topper
Phơi khô topper tự nhiên
Trước khi bạn đặt topper lên lại nệm, hãy để nó khô tự nhiên trong không khí. Nếu bạn đặt tấm bảo vệ nệm lại trước khi nó khô hoàn toàn, độ ẩm dư thừa có thể tạo ra nấm mốc.
Cách tốt nhất để làm khô topper là phơi khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ quá ngắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy có chế độ nhỏ và nhiệt độ thấp. Nhưng chú ý, đọc hướng dẫn từ nhà sản xuất, để xem loại topper bạn đang dùng có nên sấy bằng máy không.
Thật đơn giản phải không nào, chỉ với 3 bước thực hiện trên, bạn đã có 1 tấm topper nệm sạch sẽ, tươi mới.

Khi nào cần vệ sinh nệm topper?

Có 4 dấu hiệu nhận biết khi nào cần vệ sinh nệm topper:
  • Xuất hiện vết bẩn, vết ố vàng, trên bề mặt nệm. Hoặc nệm đang có dấu hiệu bị đổi màu, xỉn màu.
  • Topper cũng như nệm, từ 4-6 tháng nên giặt nệm topper 1 lần.
  • Khi topper nệm bốc mùi khó chịu, do tích tụ từ mùi hôi, không khí kém chất lượng.
  • Nếu bạn bị hắt hơi và ho ngay khi nằm xuống, thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị dị ứng với mạt bụi hoặc các chất gây dị ứng khác tích tụ trong topper của bạn.

Khi nào cần thay topper mới

  • Topper bắt đầu có dấu hiệu xẹp, và trở nên mỏng dần
  • Bị rách hoặc hư hỏng nặng
  • Khi bạn đã cố gắng làm sạch nhưng mùi hôi vẫn còn đeo bám, có lẽ đã đến lúc thay một tấm topper mới.
  • Nếu bạn nhận thấy mùi mốc khi nằm xuống thì đã đến lúc phải thay tấm mới. Vì nấm mốc dễ sinh sôi và phát triển nhanh, dù có dùng chất tẩy rửa mạnh vẫn sẽ không tránh khỏi việc chúng phát triển lại. Hơn nữa sẽ không bảo được chất lượng giấc ngủ, cũng như ảnh hưởn đến sức khoẻ của bạn.

Kết luận

Hana hy vọng bài viết hướng dẫn cách giặt topper nệm tại nhà này đã giúp quá trình vệ sinh tấm bảo vệ nệm trở nên đơn giản hơn. Vậy không có lý do gì để không dành cho chiếc topper thân yêu của bạn một chút chăm sóc dịu dàng. Cho dù topper của bạn đã cũ hay bắt đầu có mùi hơi lạ, bạn nên cân nhắc làm sạch kỹ trước khi quyết định bỏ đi nhé!
Bạn có bất kỳ thủ thuật nào khác để giặt nệm topper không? Hãy chia sẻ chúng với Hana qua phần bình luận bên dưới nhé! Bên cạnh đó, nếu cần sự hỗ trợ trực tiếp, hãy liên hệ với Hana, Hana rất mong nhận được phản hồi từ bạn!

Trả lời