Khám phá 3 cách ngủ ít không mệt giúp tinh thần tỉnh táo 

Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ là quan trọng để duy trì sức khỏe và tinh thần tốt. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn, có những thời điểm mà bạn không thể ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Với những cách ngủ ít không mệt sau đây, bạn có thể tận dụng thời gian ngủ ngắn mà vẫn cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái. Hãy cùng Hana khám phá những phương pháp ngủ ít sau và sẵn sàng cho một ngày mới ngay nhé!

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Ngủ bao nhiêu là đủ? 
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo Hướng dẫn của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, người trưởng thành cần ngủ trung bình 7 tiếng một đêm để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau. Có những người ngủ ít mà vẫn cảm thấy vô cùng tỉnh táo, và cũng có những người ngủ nhiều mà vẫn mệt. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy uể oải dẫu đã ngủ đủ giấc, thì việc thay đổi thói quen ngủ là điều cần thiết.

Hậu quả của việc ngủ ít đối với sức khỏe

Khi thiếu ngủ, bạn có thể dễ dàng cảm thấy bản thân uể oải, khó quên, dễ cáu gắt hơn. Về lâu dài, duy trì thói quen ngủ ít có thể dẫn đến bệnh thiếu ngủ mãn tính, kèm theo là các tác hại nghiêm trọng khác đối với sức khỏe. Nếu tiếp tục để cơ thể thiếu ngủ, bạn có nguy cơ sẽ mắc phải các bệnh sau:
  • Giảm trí nhớ
  • Tăng huyết áp
  • Tăng tỷ lệ tử vong, đột quỵ sớm
  • Dễ mắc bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần,…
  • Suy giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng sinh sản
Hậu quả của việc thiếu ngủ lâu dài sẽ đem lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Tuy vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ thời gian để ngủ đủ giấc. Với những chu kỳ giấc ngủ đa pha sau, Hana sẽ giúp bạn tìm ra cách ngủ ít không mệt giúp duy trì tinh thần tỉnh táo cả ngày dài.

3 Cách ngủ ít không mệt giúp tinh thần tỉnh táo cả ngày

Công thức ngủ Everyman

Công thức ngủ Everyman
Công thức ngủ Everyman
Một công thức khác được phát triển bởi Marie Staver có tên là Everyman. Chỉ với 4 tiếng để ngủ, bạn vẫn có thể làm việc năng suất cả ngày. Phương pháp Everyman được chia làm 2 giai đoạn như sau:
  • Giai đoạn 1 (ban đêm): Bạn cần ngủ đủ 3 tiếng.
  • Giai đoạn 2 (ban ngày): Bạn cần ngủ 3 giấc vào ban ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài 20 phút.
Ví dụ: Bạn là học sinh lớp 12 đang ôn thi Đại học và cần nhiều thời gian để học trên trường lẫn học phụ đạo. Sau đây là lịch ngủ mà Hana gợi ý đến bạn:
  • 00:00 đến 03:00 – Giấc ngủ chính (giai đoạn 1)
  • 03:00 đến 08:00 – Thức
  • 08:00 đến 08:20 – Ngủ ngắn (giai đoạn 2)
  • 08:20 đến 13:20 – Thức
  • 13:20 đến 13:40 – Ngủ ngắn (giai đoạn 2)
  • 13:40 đến 18:40 – Thức
  • 18:40 đến 19:00 – Ngủ ngắn (giai đoạn 2)
  • 19:00 đến 00:00 – Thức
Phương pháp Everyman chỉ mất 4 tiếng để ngủ, nhưng có đến 20 tiếng để tập trung học tập và làm việc hiệu quả. Đây là cách ngủ ít không mệt phù hợp với học sinh, sinh viên Đại học đang trong giai đoạn ôn thi.

Công thức ngủ Ubermen

Công thức ngủ Uberman
Công thức ngủ Uberman
Phương pháp Uberman cũng được phát triển bởi nhà khoa học Marie Staver. Phương pháp này chỉ mất 2 tiếng để ngủ, và được phân chia cụ thể như sau:
  • Thời lượng giấc ngủ: Bạn cần ngủ đủ 6 giấc trong ngày, mỗi giấc dài 20 phút.
  • Chu kỳ giấc ngủ: Cứ 4 tiếng là ngủ 1 giấc ngắn.
Ví dụ: Bạn là người làm việc tự do đang cần hoàn thành công việc gấp. Sau đây là lịch ngủ mà Hana gợi ý đến bạn:
  • 00:00 đến 00:20 – Ngủ ngắn 20 phút
  • 00:20 đến 04:00 – Thức
  • 04:00 đến 04:20 – Ngủ ngắn 20 phút
  • 04:20 đến 08:00 – Thức
  • 08:00 đến 08:20 – Ngủ ngắn 20 phút
  • 08:20 đến 12:00 – Thức
  • 12:00 đến 12:20 – Ngủ ngắn 20 phút
  • 12:20 đến 16:00 – Thức
  • 16:00 đến 16:20 – Ngủ ngắn 20 phút
  • 16:20 đến 20:00 – Thức
  • 20:00 đến 20:20 – Ngủ ngắn 20 phút
  • 20:20 đến 00:00 – Thức
Phương pháp Uberman chỉ mất 2 tiếng để ngủ, nhưng có thể giúp bạn thức đến 22 tiếng mỗi ngày. Những người sử dụng phương pháp Uberman cho biết, họ chỉ dùng công thức này trong những ngày bận rộn chứ không áp dụng lâu dài. Việc duy trì thói quen ngủ 2 tiếng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Công thức ngủ Dymaxion

Công thức ngủ Dymaxion
Công thức ngủ Dymaxion
Phương pháp Dymaxion được phát minh bởi kiến trúc sư người Mỹ – Buckminster Fuller và thường xuyên được ông ứng dụng vào cuộc sống của mình. Đây là phương pháp ngủ khắc nghiệt nhất, nhưng lại có nhiều thời gian để tập trung làm việc nhất. Phương pháp này chỉ mất 2 tiếng để ngủ, và được phân chia cụ thể như sau:
  • Thời lượng giấc ngủ: Bạn cần ngủ đủ 4 giấc trong ngày, mỗi giấc dài 30 phút.
  • Chu kỳ giấc ngủ: Cứ 6 tiếng là ngủ 1 giấc ngắn.
Ví dụ: Bạn là sinh viên Đại học và chỉ còn hơn 24 tiếng là đến kỳ thi cuối kỳ. Bạn cần tối ưu thời gian ôn tập nhưng vẫn đảm bảo bản thân đủ tỉnh táo để tiếp thu kiến thức. Hana gợi ý đến bạn lịch trình như sau:
  • 00:00 đến 00:30 – Ngủ ngắn 30 phút
  • 00:30 đến 06:00 – Thức
  • 06:00 đến 06:30 – Ngủ ngắn 30 phút
  • 06:30 đến 12:00 – Thức
  • 12:00 đến 12:30 – Ngủ ngắn 30 phút
  • 12:30 đến 18:00 – Thức
  • 18:00 đến 18:30 – Ngủ ngắn 30 phút
Phương pháp Dymaxion chỉ mất 2 tiếng để ngủ, nhưng có thể giúp bạn thức đến 22 tiếng mỗi ngày. Cả công thức Dymaxion và Uberman đều lý tưởng cho những ai không bị gò bó về thời gian như sinh viên Đại học, người làm việc tự do,…
Những cách ngủ ít trên cần bạn tuân thủ đúng thời lượng ngủ và thức để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu như bạn là nhân viên văn phòng, Hana khuyên bạn nên linh hoạt ứng dụng phương pháp Everyman hoặc phương pháp ngủ 8 tiếng trong 4 tiếng để đáp ứng được tính chất của công việc hành chính.

Mẹo giúp bạn tỉnh táo tức thì

Với những cách ngủ ít không mệt trên, bạn sẽ mất một thời gian ngắn để hoàn toàn làm quen với nó. Tuy nhiên, giai đoạn đầu áp dụng các phương pháp ngủ ít có thể sẽ khiến bạn uể oải, khó tập trung làm việc vào sáng hôm sau. Hãy tham khảo những cách sau của Hana để giảm thiểu cảm giác mệt mỏi và quay trở lại công việc nhanh chóng:
  • Đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng
  • Nhắm mắt vài phút để mắt được thư giãn
  • Hít thở sâu để não được tiếp nhận oxi
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích lưu lượng máu lên não

Kết luận

Trên đây là những cách ngủ ít không mệt giúp bạn tỉnh táo làm việc. Tuy vậy, không nên duy trì thói quen ngủ ít vì cơ thể cần được tái tạo năng lượng qua việc ngủ đủ giấc mỗi đêm. Điều quan trọng là bạn cần tối ưu cuộc sống hiệu quả để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Hana chúc bạn ngủ ngon nhé!
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, nên không được coi là lời khuyên y tế.